So sánh ưu/nhược điểm giữa xe nâng dầu và xe nâng điện

Đăng bởi Nguyễn Thiên Phúc vào lúc 13/01/2023

Từ những năm 2000-2013, Xe nâng dầu là dòng thiết bị nâng hạ được ưu ái lựa chọn đến 80% trong khu công nghiệp vì tính tiện dụng và mạnh khỏe của nó. Tuy nhiên, trong vòng 10 năm trở lại đây, đi cùng với sự phát triển công nghệ cơ khí và điện tử, xe nâng điện lại nổi lên là một trong những xu thế lựa chọn hàng đầu khi lựa chọn xe nâng.

Vậy nên lựa chọn xe nâng dầu hay xe nâng điện? Ưu nhược điểm các dòng xe này là gì? Xe nâng Hangcha sẽ đưa ra cái nhìn khách quan nhất cho khách hàng ở bài viết dưới đây:

I. Ưu nhược điểm xe nâng điện và xe nâng dầu:

1. Ưu điểm xe nâng đầu: 

Với việc sử dụng động cơ và nhiên liệu là dầu Diesel, xe nâng dầu có thể mang công suất rất lớn và sử dụng trong các ngành công nghiệp nặng - nơi mà hàng hóa sản xuất ra với tải trọng rất lớn. Ngoài ra, việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch giúp cho xe nâng dầu có thể hoạt động với dài liên tục mà không cần phải nghỉ ngơi. Mặc dù lựa chọn đã thuyên giảm nhưng xe nâng dầu vẫn chiếm tỉ trọng lớn ở Việt Nam và các nước đang phát triển.

xe-nang-dau-hangcha

Ưu điểm: 

Hoạt động ở các môi trường đa dạng, hoàn toàn có thể hoạt động các môi trường khắc nhiệt (Ngoài trời, bụi bẩn, tuyết lạnh, lầy lội, v...v...)

Thời gian hoạt động liên tục nhiều giờ, khai thác liên tục ít thời gian trống.

Công suất lớn - lên đến 48 tấn, khả năng leo dốc mạnh,có nhiều bộ công tác đi cùng, phù hợp với đa số các ngành nghề.

Nhược điểm:

Kích cỡ cơ bản của xe thường to hơn xe điện, phạm vi hoạt động lớn hơn nên đôi lúc khó di chuyển trong địa hình nhỏ.

Tiếng ồn khi hoạt động lớn, tạo nhiều khí thải trong quá trình sử dụng, không phù hợp với các ngành sản xuất thực phẩm, phòng sạch, các ngành có tiêu chuẩn khí thải cao.

Việc sửa chữa bảo dưỡng phải thường xuyên hơn nhiều so với các dòng xe điện khiến chi phí hoạt động cao hơn

2. Ưu điểm xe nâng điện

Xe nâng điện sử dụng nhiên liệu là nguồn điện được lấy từ ắc quy sạc lại nhiều lần. Xe nâng điện là dòng xe được tối ưu đảm bảo về mặt an toàn, tiện dụng và môi trường cho kho xưởng, đặc biệt là các kho xưởng kín và thực phẩm/y tế.

Thông thường, xe nâng điện pin axit chì cần thời gian sạc 7-8 giờ, nghỉ 4-5 giờ và hoạt động liên tục 8-12 giờ Với các dòng xe nâng điện pin Lithium thì chỉ cần mất 2 tiếng sạc và có thể hoạt động liên tục 8-12 giờ đồng hồ.

Ưu điểm

  • Khí thải và tiếng ồn được giảm thiểu đến mức tối đa, đảm bảo người lái và công nhân được làm việc trong điều kiện tốt nhất.
  • Chi phí nhiên liệu rẻ hơn rất nhiều so với xe nâng dầu và xe nâng xăng.
  • Hoạt động rất tốt trong các không gian kín và nhỏ hẹp
  • Lỗi hư hỏng thường không đáng kể và dễ khắc phục hơn xe nâng dầu.
  • Chi phí bảo dưỡng vận hành thấp, gần như không cần thay thế linh kiện định kì.
  • Phụ tùng dễ kiếm do sự đa dạng và tương thích và phổ biến của dòng xe này trên thị trường.

Nhược điểm:

  • Thời gian làm việc bị giới hạn, trong thời gian hoạt động cao điểm cần thêm ắc quy dự phòng.
  • Không phù hợp làm việc trong môi trường khắc nhiệt (Ngoài trời, ẩm ướt, gồ ghề, v...v...)
  • Công suất bị giới hạn, tải trọng tối đa cho xe nâng điện tính tới thời điểm hiện tại là 16 tấn.
  • Giá thành ban đầu cho xe nâng mới thường cao hơn 20-30% so với xe nâng dầu.

3. Bảng so sánh chi tiết ưu/nhược giữa xe nâng dầu và xe nâng điện:

Để có cái nhìn tổng quan hơn, dưới đây là bảng so sánh chi tiết tổng quan về 2 dòng xe nâng dầu và điện:

Bảng so sánh ưu/nhược điểm xe nâng điện/dầu
Đặc điểm Xe nâng điện Xe nâng dầu
Nhiên liệu

Điện

Dầu Diesel
Công suất tối đa 16 tấn 48 tấn
Môi trường làm việc Phù hợp xưởng kín Phù hợp ngoài trời
Tiếng ồn <70 dB >80 dB
Độ an toàn Tối ưu an toàn người lái Phụ thuộc nhiều vào người lái
Chi phí bảo dưỡng Rất thấp Trung bình 400 giờ hoạt động
Chi phí nhiên liệu Rất thấp 3-10 lít  dầu/1h hoạt động
Chi phí ban đầu > 20-30% so với xe dầu ít hơn

II. Loại xe nâng nào phù hợp với doanh nghiệp của bạn?

Việc lựa chọn xe nâng điện hay dầu hoàn toàn không hề khó, hoàn toàn dựa theo các yếu tố theo mục đích sử dụng và dòng vốn như sau:

1. Lựa chọn theo mô hình kinh doanh của doanh nghiệp:

Thông thường, các mô hình kinh doanh khác nhau sẽ liên quan đến nhu cầu sử dụng xe nâng khác nhau dựa theo môi trường hoạt động của xe nâng đó.

Như bảng trên ta thấy: 

Xe nâng điện phù hợp sử dụng cho các doanh nghiệp sản xuất và thương mại với ngành công nghiệp vừa và nhẹ. Kho xưởng yêu cầu sạch sẽ, bằng phẳng, không nhiễm nhiều bụi bẩn. Thời gian hoạt động trung bình của xe là khoảng 8 tiếng-16 tiếng làm việc liên tuc. Đặc biệt, việc sử dụng xe trong kho xưởng có mái che là gần như bắt buộc.

Xe nâng dầu phù hợp với các ngành công nghiệp vừa và nặng (Vật liệu xây dựng, sản xuất và chế biến gỗ, sản xuất và chế biến thép, bến cảng, v...v..). Rất phù hợp cho công việc hoạt động liên tục ngoài trời, và các công việc có môi trường khắc nhiệt (bụi bẩn, hóa chất, lầy lội, độ dốc cao) có khả năng làm việc liên tục 16-24 tiếng.

2. Lựa chọn theo suất đầu tư, hiệu quả đầu tư:

Mặc dù ta thấy chi phí ban đầu của xe nâng điện là cao hơn 20-30% so với xe nâng dầu, tuy nhiên chi phí khai thác và chi phí ẩn của xe nâng dầu cao hơn rất nhiều so với 1 chiếc xe nâng điện. Cùng xem clip dưới đây để khái quát mức độ chênh lệch khi sử dụng 1 chiếc xe nâng dầu (IC forklift) và xe nâng điện (Electric forklift):

Như ta thấy qua clip trên, chỉ qua 2000 giờ sử dụng (~1-2 năm làm việc) chi phí đầu tư ban đầu của 1 xe nâng điện mặc dù cao hơn 30% so với xe nâng dầu, tuy nhiên sau 2000 giờ hoạt động thì chi phí đó hoàn toàn bị lấp đầy và người đầu tư thậm chí hoàn toàn có thể mua thêm 1 xe nâng dầu nữa. Mức lợi nhuận đầu tư lên đến 70% /2000 giờ hoạt động cho 1 chiếc xe nâng là một con số mơ ước.

3. Bài toán chi phí ẩn với xe nâng dầu / xe nâng điện

Giả sử mô hình đều có thể phù hợp đầu tư xe nâng dầu và xe nâng điện, hoàn toàn có thể phân tích bài toán đầu tư để lựa chọn dòng xe phù hợp với doanh nghiệp.

Để có cái nhìn sâu sắc và chuẩn xác hơn, ta cần phân tích các chi phí ẩn (Hidden cost) trước khi đầu tư xe nâng mới, dưới đây là bài toán tham khảo suất đầu tư cho 1 chiếc xe nâng 2 tấn dầu hoặc điện: 

- Bài toán ban đầu:

Chi phí đầu tư cho công tác nâng hạ dự kiến là 325.000.000đ, cần nâng hạ lên container và di chuyển sắp sếp hàng hóa trong kho với số lượng 750 tấn hàng (500 kiện hàng) trong 1 tháng. Cần tính suất đầu tư tối thiểu cho 5000 giờ hoạt động.

- Phân tích ban đầu:

  • 750 tấn hàng = 500 kiện = 1.5 tấn/1 kiện hàng.
  • Thời gian di chuyển trung bình 1 kiện hàng là 15 phút x 500 kiện = 125 giờ hoạt động /1 tháng.
  • Chi phí đầu tư cho 1 xe nâng dầu 2 tấn khoảng 225.000.000đ/1 xe, 1 xe nâng điện khoảng 325.000.000đ/1 xe.
  • Bảo hành 2000 giờ.

- Phân tích suất đầu tư:

STT Chi phí Xe nâng điện Xe nâng dầu
A Chi phí dự tính 325.000.000đ
B Chi phí đầu tư ban đầu 225.000.000đ 325.000.000đ
D

Chi phí khấu hao nhiên liệu / giờ

Xe dầu 3L/1h điện 3kW/1h

(Dầu: 22.500đ/L điện 2500/1kW)

67.500đ 7.500đ
E Chi phí khấu hao bảo dưỡng(1000h) 5.000.000đ 1.000.000đ
F

Chi phí bảo hành

(Dự kiến 10% từ sau năm thứ 2 đến năm 5)

22.500.000đ

10.000.000đ

G

Chi phí đại tu sau 5000 giờ

Đại tu động cơ

30.000.000đ

Thay bình điện

100.000.000đ

H Tổng chi phí cho 1000 giờ

297.000.000đ

333.500.000đ

K Tổng chi phí cho 2000 giờ

369.000.000đ

342.000.000đ

M Tổng chi phí sau 5000 giờ

639.000.000đ

447.500.000đ

Từ bảng trên, ta nhận thấy chi phí đầu tư ban đầu của xe nâng dầu mặc dù nhỏ hơn, tuy nhiên chỉ sau 2 năm chi phí ban đầu của xe nâng dầu đã vượt qua xe nâng điện. Ngoài ra, tổng chi phí sau 5 năm hoạt động kể cả chi phí đại tu thì xe nâng dầu vẫn vượt trội chi phí so với xe nâng điện lên đến 191.000.000đ ( tức là khoảng 40.000.000đ 1 năm). Trên đây là toàn bộ bài toán phân tích giả tưởng xe nâng cho quý khách tham khảo.

 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
0967102552
zalo